Bài viết PR cho khóa đào tạo Mini MBA của FPT: THÁCH THỨC HAY CƠ HỘI ĐẦU TƯ

Lạm phát làm thị trường chứng khoán có nhiều phiên giảm điểm liên tục, tác dụng của chính sách tài khóa của chính phủ cần “độ trễ “ thời gian, báo cáo tài chính không minh bạch của doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư mua bán chứng khoán có tính “bầy đàn” và thiếu kiến thức đầu tư. Đó là một số những vấn đề tiêu biểu tồn đọng góp phần làm thị trường chứng khoán ảm đạm trong thời gian gần đây. Vậy, thời điểm hiện tại là thách thức hay cơ hội đầu tư ?

   “Khi mọi người sợ hãi thì chúng ta nên tham lam – khi mọi người tham lam thì chúng ta nên dè chừng”. – Trích câu nói nổi tiếng của Warrent Buffet.

 

Không có “đáy” hay “đỉnh” của thị trường chứng khoán

   Chỉ số trên thị trường chứng khoán đã chạm “đáy” chưa ? Đây là câu hỏi không chuyên gia tài chính nào trả lời chính xác được. Thị trường vẫn có thể tiếp tục giảm điểm. Chúng ta không thể đo lường được đâu là “đáy” của thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư không nên chờ đợi “đáy” của thị trường mới đầu tư. Khái niệm ‘đáy” thị trường chứng khoán thực tế không tồn tại.

   Nhà đầu tư nên ra quyết định mua hay bán cổ phiếu dựa vào xu hướng thị trường. Mua khi xu hướng tăng của thị trường chứng khoán hình thành và bán ra ngay khi xu hướng giảm bắt đầu diễn ra trên thị trường. 

 

Các Doanh nghiệp Việt Nam báo cáo có lợi nhuận nhưng giá cổ phiếu vẫn giảm ?

   Với tình hình khủng hoảng tài chính hiện nay, phần lớn lợi nhuận của các DN Việt Nam chủ yếu để trả lãi vay ngân hàng. Ngoại trừ những ngành ít chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính như ngành công nghiệp phân phối và chế biến thực phẩm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của ngành lương thực thực phẩm vẫn tăng cao vì nhu cầu ăn uống vẫn là ưu tiên của người tiêu dùng Việt Nam. Các công ty dược phẩm cũng tăng trưởng doanh thu trong thời điểm hiện tại vì trong khủng hoảng thì gây ra nhiều suy nghĩ tiêu cực, làm bệnh tật gia tăng. Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam làm báo cáo tài chính không minh bạch. Nên giá trị cổ phiếu phản ánh khá chuẩn xác tình hình kinh doanh thực tế các doanh nghiệp.

 

 

Không có "đáy" hay "đỉnh" của thị trường chứng khoán. Ảnh: Internet

 

   Tiêu chí chọn mua chứng khoán

   Hầu hết nhà đầu tư thường theo dõi bảng chỉ số điểm trên sàn chứng khoán. Điều này không giúp bạn trong việc ra quyết định đầu tư. Bạn nên phân tích những chỉ số tài chính như: tỉ suất lợi nhuận của DN (chỉ số ROE) để biết được công ty sử dụng một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lời. Bạn nên chọn lựa các công ty có sự tăng trưởng ổn định.

   Tìm hiểu kỹ nhà quản trị DN cũng giúp bạn hạn chế rủi ro đầu tư. Bạn có thể đến trao đổi với nhân viên, đối tác kinh doanh, người lãnh đạo DN. Đạo đức nghề nghiệp của người quản trị rất quan trọng. Nếu người quản trị kinh doanh không phục vụ mục đích công ty mà mưu đồ tư lợi sẽ gây ra hệ quả tiêu cực làm giảm giá trị cổ phiếu của công ty. Nhà quản trị thiếu đạo đức nghề nghiệp thường đưa ra những quyết định đầu tư vào các thương vụ mua bán nhằm mục đích mưu lợi bản thân.

   Bạn cũng nên theo dõi các chính sách của chính phủ giúp bạn kiểm soát rủi ro đầu tư. Rủi ro lớn nhất của nhà đầu tư là sự  ban hành “bất chợt” những chính sách như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, thuế xuất nhập khẩu và những chính sách ảnh hưởng đến tài sản đầu tư. Chúng ta nên phân tích mặt vĩ mô trước và lượng hóa những chính sách để ra quyết định đầu tư phù hợp.

 

   “Chính sách kiểm soát lạm phát của chính phủ thường có “độ trễ” khoảng 3 đến 6 tháng. Khi lạm phát và lãi suất ngân hàng giảm, thị trường chứng khoán hồi phục sẽ thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.  Đây là cơ hội đầu tư vào những công ty có thể vùng lên mạnh mẽ với giá cổ phiếu “tốt” như hiện nay” – Nhận định thị trường tài chính của ông Phan Hồng Quân – Tổng giám đốc Eurocapital Securities Co trong buổi hội thảo đối thoại với chuyên gia về thị trường tài chính tại học viện quản trị kinh doanh (FSB) – đại học FPT.

   Học viên quản trị kinh doanh (FSB) thường xuyên tổ chức chương trình đối thoai với chuyên gia trong chương trình đào tạo Mini-MBA. Giảng viên là các chuyên gia, nhà lãnh đạo hàng đầu các tập đoàn Việt Nam và Quốc tế. Những trải nghiệm thành công và thất bại của các chuyên gia hỗ trợ tính ứng dụng thực tiễn cao trong chương trình đào tạo.

 

 

Bài:  THIÊN TRẦN - VIẾT PR

 Nếu thấy bài viết hữu ích hãy "Like" và "+1" để chia sẻ với bạn bè.

Cám ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này !

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

            

CÁC BÀI HỌC HAY

Thống kê lượt truy cập

Tổng truy cập: 1,039,127

Đang online: 3

0932419577
Scroll